Để gửi câu hỏi và nhận được các câu trả tư vấn từ chuyên gia HUECREI, bạn cần có tài khoản website




CHUYÊN GIA TRẢ LỜI: HUECREI

Chào chị, Trong trường hợp chị kết quả sàng lọc quý I cho kết quả nguy cơ thấp đối với tam bội nhiễm sắc thể số 21, 18, 13, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không bị các tam bộ thể này nhưng khả năng xẩy ra ở mức thấp, do đó cần thiết phải tiếp tục quản lý thai kỳ. Về nguyên tắc, các bác sĩ sẽ phối hợp một số đặc điểm về mẹ (tuổi, tiền sử, chủng tộc….), kết hợp với kết quả siêu âm (đo độ mờ da gáy) và xét nghiệm máu (PAPP-A, ßhCG) để đưa ra chỉ số nguy cơ cho mỗi thai phụ. Và việc kết hợp nhiều yếu tố sàng lọc này đã chứng minh làm tăng độ chính xác của kết quả sàng lọc hơn so với chỉ sàng lọc đơn độc một yếu tố. Riêng đối với xét nghiệm PAPP-A, đây là một protein liên quan đến bánh nhau và được sử dụng trong dự báo một số bất thường nhiễm sắc thể và một số bệnh lý trong thai kỳ như tiền sản giật, thai chậm phát triển… Tuy nhiên, xét nghiệm này ít được sử dụng đơn độc để sàng lọc vì kết quả có nhiều hạn chế, do đó thường được sử dụng như một phần phối hợp trong các mô hình sàng lọc. Như vậy, mặc dù kết quả sàng lọc PAPP-A (MoM) của chị thấp nhưng kết quả sàng lọc trong mô hình phối hợp của chị là nguy cơ thấp thì chị không cần phải chọc ối. Tuy nhiên, cần nhắc lại là nguy cơ thấp không có nghĩa là không bị mà khả năng bị rất thấp. Do đó chị cần tiếp tục theo dõi thai kỳ và thực hiện các lần khám, sàng lọc tiếp theo vì quản lý thai kỳ tốt sẽ hạn chế được một số bất thường có thể xẩy ra trong thai kỳ và chăm sóc trước sinh là một quá trình liên tục trong thai kỳ.







TRUNG TÂM NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH

Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế
41 Nguyễn Huệ, TP Huế, Việt nam
0234.626.9696
0989.228.779
yhocsinhsan.hue@gmail.com

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI