Để gửi câu hỏi và nhận được các câu trả tư vấn từ chuyên gia HUECREI, bạn cần có tài khoản website
Thai và xét nghiệm nước tiểu
Chào bác sĩ! Hiện tại e có thai 21 tuần, hôm qua em có đi xét nghiệm nước tiểu có các chỉ số sau: Leukocytes: 3+ Nitrate (NIT): neg Urobilinogen (UBG): norm Billirubin (BIL) : neg Protein (pro): neg Chỉ số pH: 6 Blood (BLD): neg Ketone (KET): neg Glucose (Glu): neg ASC (Ascorbic Acid): neg. Cho em hỏi như vậy có phải em bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng không ạ? Có nguy hiểm đến thai nhi không ạ? Em cảm ơn nhiều!
01/23/2018 702
Chào bác sĩ! Hiện tại e có thai 21 tuần, hôm qua em có đi xét nghiệm nước tiểu có các chỉ số sau: Leukocytes: 3+ Nitrate (NIT): neg Urobilinogen (UBG): norm Billirubin (BIL) : neg Protein (pro): neg Chỉ số pH: 6 Blood (BLD): neg Ketone (KET): neg Glucose (Glu): neg ASC (Ascorbic Acid): neg. Cho em hỏi như vậy có phải em bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng không ạ? Có nguy hiểm đến thai nhi không ạ? Em cảm ơn nhiều!
01/23/2018 702
CHUYÊN GIA TRẢ LỜI: HUECREI
Kết quả xét nghiệm các thông số nước tiểu của bạn chỉ cho thấy giá trị Leu 3+, tức là trong nước tiểu của bạn có hiện diện của bạch cầu mà bình thường thì giá trị này âm tính hoặc ở dạng vết. Các chỉ số khác đều âm tính. Bản chất xét nghiệm này là một xét nghiệm định tính bán định lượng và kết quả xét nghệm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như các lấy mẫu, bảo quản, thời gian bảo quản mẫu... Như vậy nếu có những nghi ngờ các bác sĩ sẽ cần thiết phải thực hiện những thăm dò khác tiếp theo để chẩn đoán bệnh. Khi sự hiện diện bạch cầu trong nước tiểu cần phải đặt vấn đề liệu có tình trạng nhiễm trùng đường tiểu kèm theo hay không? Vì đây là bệnh lý này rất hay gặp trong thai kỳ và đặc biệt là có những trường hợp bị nhưng hoàn toàn không có triệu chứng gì hoặc một số triệu chứng lại bị nhầm lẫn với các dấu hiệu khi mang thai. Các bác sĩ sẽ cần hỏi thêm các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu có thể gặp như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rát vẫn còn cảm giác buồn tiểu sau khi đi tiểu, đau nặng bụng dưới, một số trường hợp nước tiểu có thể đục, hôi và có thể đau vùng thắt lưng hoặc sốt. Ngoài ra như đã nếu trên, có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm nữa để chẩn đoán chắc chắn tìn trạng nhiễm trung đường tiểu. Nếu như có tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, nên cần được điều trị. Bắt đầu bằng thay đổi một số thói quen như nên uống nhiều nươc (2-3 lit nước trong ngày), không nên nhịn tiểu lâu, cũng như không nên ngồi, nằm lâu, giữ vệ sinh cơ thể ăn uống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng cơ thể. Nếu một số trường hợp phải cần điều trị bằng kháng sinh theo đơn bác sĩ. Đối với trường hợp bạn, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, nếu cần bác sĩ có thể cần thêm các xét nghiệm khác (có thể cần xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo nếu có viêm, siêu âm...) trước khi đưa ra kết luận và tất nhiên bác sĩ sẽ thảo luận lại với bạn có hay không có tình trạng nhiễm trùng đường tiểu cũng như điều trị.